PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT VỤ THU MÙA NĂM 2024
Kết quả SX vụ Thu Mùa 2023.
Sản xuất vụ Thu Mùa 2023 trong điều kiện thuận lợi và khó khăn đan xen; đầu vụ, từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7/2023, thời tiết nắng nóng gay gắt, ít mưa, khô hạn đã ảnh hưởng đến sinh trưởng cây trồng vụ Thu mùa, nhất là một số diện tích lúa sau cấy. Giai đoạn giữa vụ đến nay thời tiết nắng nóng xen kẽ có các trận mưa rào, nguồn nước tưới đảm bảo, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Kết quả vụ thu mùa 2023 toàn xã thực hiện được 399/399 ha. Trong đó, cây lúa 300/300 ha đạt 100%, Năng suất đạt 60 tạ/ha, sản lượng đạt 1.800 tấn.
Tình hình SX vụ Chiêm Xuân 2023-2024
Tổng diện tích thực hiện: 537/537ha, đạt 100% kế hoạch. Trong đó cây lúa 310/310 ha, đạt 100% kế hoạch.
Sản xuất vụ Chiêm Xuân 2023 2024 trong điều kiện thời tiết, khí hậu có nhiều bất thuận. So với quy luật hàng năm; mưa muộn, lượng mưa ít, đầu vụ rét kéo dài, một số ngày rét đậm làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây trồng đặc biệt là cây lúa; giá cả vật tư nông nghiệp nhất là phân bón đầu vụ tăng cao ảnh hưởng đến khả năng đầu tư của nông dân. Đêm ngày 23/4/2024 do ảnh hưởng của mưa đá, kèm theo gió lốc đã làm ảnh hưởng đến 58,54ha các loại cây trồng vụ chiêm xuân năm 2024. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương đã phối hợp tích cực chỉ đạo, hỗ trợ, cùng với sự nổ lực của bà con nông dân trong toàn xã khắc những khó khăn nên vụ Chiêm Xuân 2023 - 2024 đã hoàn thành kế hoạch đề ra.
Tình hình sâu bệnh: Nhìn chung sâu bệnh vụ Chiêm Xuân 2023 2024 được phòng trừ đảm bảo không ảnh hưởng đến cây trồng.
Hiện tại diện tích lúa nhân dân đã và đang thu hoạch. Năng suất bình quân dự kiến 64 tạ/ha
Biện pháp chỉ đạo tiếp theo:
- Chỉ đạo bà con thu hoạch nhanh gọn, giải phóng đất kịp thời đảm bảo cho sản xuất vụ Thu Mùa 2024.
- Tiếp tục hướng dẫn nhân dân các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên các loại cây trồng khác như mía, ngô, sắn
Mục tiêu, giải pháp đối với sản xuất vụ Thu Mùa 2024
1. Những thuận lợi và khó khăn.
a) Thuận lợi
- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thời vụ gieo trồng, quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhất là công trình thuỷ lợi, giao thông nội đồng đã và đang được cải tạo nâng cấp đưa vào sử dụng ngày càng có hiệu quả.
- Các điều kiện phục vụ sản xuất, chất lượng dịch vụ, trách nhiệm của các nhà cung ứng giống, phân bón, vật tư sản xuất nông nghiệp đã và đang ngày càng gắn bó với bà con nông dân.
- Kinh nghiệm lãnh chỉ đạo của các cấp uỷ đảng và chính quyền, của đội ngũ cán bộ thôn xóm đã được tích luỹ qua nhiều năm.
- Nhiều cơ chế, chính sách phát triển sản xuất của trung ương, tỉnh, huyện đã được ban hành, nhất là nhóm cơ chế chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sản xuất.
- Các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật thâm canh, phòng trừ sâu bệnh, cơ giới hoá trong sản xuất tiếp tục được ứng dụng.
b) Khó khăn
- Thời tiết vụ Thu - Mùa 2024 dự báo diễn biến phức tạp. Theo dự báo thời tiết nắng nóng, hạn hán cục bộ đầu vụ có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến việc gieo trồng và phát triển của cây trồng.
- Giá cả vật tư nông nghiệp vẫn ở mức cao, nhất là phân bón; trong khi giá các loại nông sản không ổn định
2. Mục tiêu, giải pháp
a. Mục tiêu:
Tổng DT gieo trồng: 361 ha
Sản lượng cây có hạt: 1.625 tấn.
* Cơ cấu và diện tích một số cây trồng chính như sau:
TT | Loại cây trồng | Diện tích (ha) | Năng suất (tấn/ha) | Sản lượng (tấn) |
1 | Lúa mùa. Trong đó: | 265 | 5,6 | 1.484 |
| - Lúa lai | 80 | 6 | 480 |
| - Lúa thuần, chất lượng cao | 185 | 5,5 | 1017 |
2 | Cây Ngô | 32 | 4 | 128 |
3 | Cây lạc | 4 | 1,8 | 7,2 |
4 | Rau màu, cây trồng các loại | 60 |
|
|
* Một số giải pháp chủ yếu:
Để sản xuất vụ Thu Mùa 2024 giành thắng lợi cả về diện tích, năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cần tập trung vào các giải pháp chính đó là:
- Bố trí cơ cấu giống và thời vụ gieo trồng hợp lý:
Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt.
Định hướng sản xuất theo vùng tập trung cho từng giống lúa phù hợp với từng chân đất, từng cánh đồng để vừa phát huy ưu điểm của giống vừa quản lý, điều tiết nước, làm đất, gieo cấy, chăm sóc cây trồng hiệu quả. Mỗi cánh đồng chỉ nên cơ cấu từ 1-2 giống lúa giống chủ lực để tập trung chỉ đạo đạt hiệu quả cao. Những diện tích đất cao khó khăn về nước tưới, năng suất lúa thấp, cần nghiên cứu chuyển sang trồng cây khác có hiệu quả cao hơn.
Ưu tiên sử dụng các giống lúa ngắn ngày, hạn chế nhiễm các loại sâu bệnh chủ yếu như: bạc lá, sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, rầy lưng trắng. Mở rộng diện tích trà lúa mùa cực sớm và mùa sớm để né tránh mưa bão, sâu bệnh cuối vụ và tạo điều kiện mở rộng diện tích vụ đông trên đất 2 vụ lúa.
- Về giao thông thuỷ lợi
Các đơn vị thôn chủ động nạo vét mương tưới, mương tiêu, kiểm tra tu bổ, nâng cấp thường xuyên hệ thống giao thông nội đồng đảm bảo nhu cầu đi lại sản xuất cho nhân dân.
Đối với các diện tích không chủ động được nước thì phải đắp bờ vùng, bờ thửa để giữ nước phục vụ sản xuất.
Tổ thủy nông nội đồng kiểm tra, sửa chữa, nạo vét kênh mương, đắp đập giữ nước ở những xứ đồng HTX, tổ thủy nông cung ứng nước nhằm đáp ứng kịp thời nguồn nước phục vụ sản xuất.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ nông nghiệp:
Tăng cường công tác quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn. Giao trách nhiệm cho Hội Nông dân chủ động đấu mối liên hệ làm tốt công tác cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV cho nhân dân.
- Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng cơ giới hóa trong khâu sản xuất.
Đây là giải pháp đột phá nhằm tranh thủ được thời vụ tốt nhất, nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất. Khuyến khích nhân dân áp dụng đưa mạ khay, cấy máy vào sản xuất.
- Phòng trừ sâu bệnh:
Công tác dự tính, dự báo kịp thời chính xác các loại sâu bệnh có nguy cơ phát sinh thành dịch.
Chỉ đạo hướng dẫn nhân dân chủ động phòng trừ kịp thời
Phòng trừ sâu bệnh là một trong những yếu tố quyết định năng suất, sản lượng. Trong điều kiện thời tiết vụ mùa diễn biến phức tạp cần bố trí cơ cấu giống và thực hiện đúng lịch thời vụ góp phần tăng năng suất, né tránh sâu bệnh cuối vụ.
3, Tổ chức chỉ đạo thực hiện
Ban chỉ đạo sản xuất xã phân công các thành viên phụ trách các thôn. Cán bộ chỉ đạo có nhiệm vụ đôn đốc các thôn thực hiện nghiêm túc phương án SX theo định hướng của UBND xã.
Trên cơ sở phương án sản xuất của xã, các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch gieo trồng cụ thể của thôn mình. Việc bố trí cơ cấu giống và thời vụ cần lưu ý tính tập chung, tính đặc thù của từng xứ đồng.
Công chức địa chính - nông nghiệp, cán bộ khuyến nông xã có trách nhiệm giúp đỡ các thôn trong việc xây dựng cơ cấu cây trồng, bố trí thời vụ, tham mưu làm tốt công tác chuyển giao KHKT. Thường xuyên kiểm tra thăm đồng nắm vững tình hình sâu bệnh, đề xuất biện pháp xử lý hiệu quả.
Tổ thủy nông nội đồng thực hiện dịch vụ đầy đủ kịp thời nước cho nhân dân sản xuất.
Hội nông dân xã thực hiện dịch vụ đầy đủ kịp thời các khoản giống, phân bón cho nông dân.
Để PA SX vụ thu mùa đạt kết quả thắng lợi, UBND xã đề nghị MTTQ và các đoàn thể chính trị quan tâm phối hợp chặt chẽ, coi việc thực hiện PA SX làm một trong những nhiệm vụ trọng tâm và có nghị quyết phấn đấu thực hiện, tích cực tuyên truyền các hội viên, đoàn viên của mình hăng hái tham gia vào SXNN.
Thông tin - Văn hóa xã Thuận Minh
Tin cùng chuyên mục
-
THÔNG BÁO Về việc Tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị công nhận huyện Thọ Xuân đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023
06/02/2025 14:22:43 -
Thông báo về chương trình truyền hình trực tiếp vào lúc 20 giờ ngày 30/12/2024 của Đài truyền hình Thanh Hóa
30/12/2024 16:46:31 -
hướng dẫn tăng cường các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn
06/11/2024 14:56:24 -
Xã Thuận Minh tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2024
06/11/2024 14:56:24
PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT VỤ THU MÙA NĂM 2024
Kết quả SX vụ Thu Mùa 2023.
Sản xuất vụ Thu Mùa 2023 trong điều kiện thuận lợi và khó khăn đan xen; đầu vụ, từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7/2023, thời tiết nắng nóng gay gắt, ít mưa, khô hạn đã ảnh hưởng đến sinh trưởng cây trồng vụ Thu mùa, nhất là một số diện tích lúa sau cấy. Giai đoạn giữa vụ đến nay thời tiết nắng nóng xen kẽ có các trận mưa rào, nguồn nước tưới đảm bảo, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Kết quả vụ thu mùa 2023 toàn xã thực hiện được 399/399 ha. Trong đó, cây lúa 300/300 ha đạt 100%, Năng suất đạt 60 tạ/ha, sản lượng đạt 1.800 tấn.
Tình hình SX vụ Chiêm Xuân 2023-2024
Tổng diện tích thực hiện: 537/537ha, đạt 100% kế hoạch. Trong đó cây lúa 310/310 ha, đạt 100% kế hoạch.
Sản xuất vụ Chiêm Xuân 2023 2024 trong điều kiện thời tiết, khí hậu có nhiều bất thuận. So với quy luật hàng năm; mưa muộn, lượng mưa ít, đầu vụ rét kéo dài, một số ngày rét đậm làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây trồng đặc biệt là cây lúa; giá cả vật tư nông nghiệp nhất là phân bón đầu vụ tăng cao ảnh hưởng đến khả năng đầu tư của nông dân. Đêm ngày 23/4/2024 do ảnh hưởng của mưa đá, kèm theo gió lốc đã làm ảnh hưởng đến 58,54ha các loại cây trồng vụ chiêm xuân năm 2024. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương đã phối hợp tích cực chỉ đạo, hỗ trợ, cùng với sự nổ lực của bà con nông dân trong toàn xã khắc những khó khăn nên vụ Chiêm Xuân 2023 - 2024 đã hoàn thành kế hoạch đề ra.
Tình hình sâu bệnh: Nhìn chung sâu bệnh vụ Chiêm Xuân 2023 2024 được phòng trừ đảm bảo không ảnh hưởng đến cây trồng.
Hiện tại diện tích lúa nhân dân đã và đang thu hoạch. Năng suất bình quân dự kiến 64 tạ/ha
Biện pháp chỉ đạo tiếp theo:
- Chỉ đạo bà con thu hoạch nhanh gọn, giải phóng đất kịp thời đảm bảo cho sản xuất vụ Thu Mùa 2024.
- Tiếp tục hướng dẫn nhân dân các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên các loại cây trồng khác như mía, ngô, sắn
Mục tiêu, giải pháp đối với sản xuất vụ Thu Mùa 2024
1. Những thuận lợi và khó khăn.
a) Thuận lợi
- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thời vụ gieo trồng, quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhất là công trình thuỷ lợi, giao thông nội đồng đã và đang được cải tạo nâng cấp đưa vào sử dụng ngày càng có hiệu quả.
- Các điều kiện phục vụ sản xuất, chất lượng dịch vụ, trách nhiệm của các nhà cung ứng giống, phân bón, vật tư sản xuất nông nghiệp đã và đang ngày càng gắn bó với bà con nông dân.
- Kinh nghiệm lãnh chỉ đạo của các cấp uỷ đảng và chính quyền, của đội ngũ cán bộ thôn xóm đã được tích luỹ qua nhiều năm.
- Nhiều cơ chế, chính sách phát triển sản xuất của trung ương, tỉnh, huyện đã được ban hành, nhất là nhóm cơ chế chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sản xuất.
- Các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật thâm canh, phòng trừ sâu bệnh, cơ giới hoá trong sản xuất tiếp tục được ứng dụng.
b) Khó khăn
- Thời tiết vụ Thu - Mùa 2024 dự báo diễn biến phức tạp. Theo dự báo thời tiết nắng nóng, hạn hán cục bộ đầu vụ có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến việc gieo trồng và phát triển của cây trồng.
- Giá cả vật tư nông nghiệp vẫn ở mức cao, nhất là phân bón; trong khi giá các loại nông sản không ổn định
2. Mục tiêu, giải pháp
a. Mục tiêu:
Tổng DT gieo trồng: 361 ha
Sản lượng cây có hạt: 1.625 tấn.
* Cơ cấu và diện tích một số cây trồng chính như sau:
TT | Loại cây trồng | Diện tích (ha) | Năng suất (tấn/ha) | Sản lượng (tấn) |
1 | Lúa mùa. Trong đó: | 265 | 5,6 | 1.484 |
| - Lúa lai | 80 | 6 | 480 |
| - Lúa thuần, chất lượng cao | 185 | 5,5 | 1017 |
2 | Cây Ngô | 32 | 4 | 128 |
3 | Cây lạc | 4 | 1,8 | 7,2 |
4 | Rau màu, cây trồng các loại | 60 |
|
|
* Một số giải pháp chủ yếu:
Để sản xuất vụ Thu Mùa 2024 giành thắng lợi cả về diện tích, năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cần tập trung vào các giải pháp chính đó là:
- Bố trí cơ cấu giống và thời vụ gieo trồng hợp lý:
Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt.
Định hướng sản xuất theo vùng tập trung cho từng giống lúa phù hợp với từng chân đất, từng cánh đồng để vừa phát huy ưu điểm của giống vừa quản lý, điều tiết nước, làm đất, gieo cấy, chăm sóc cây trồng hiệu quả. Mỗi cánh đồng chỉ nên cơ cấu từ 1-2 giống lúa giống chủ lực để tập trung chỉ đạo đạt hiệu quả cao. Những diện tích đất cao khó khăn về nước tưới, năng suất lúa thấp, cần nghiên cứu chuyển sang trồng cây khác có hiệu quả cao hơn.
Ưu tiên sử dụng các giống lúa ngắn ngày, hạn chế nhiễm các loại sâu bệnh chủ yếu như: bạc lá, sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, rầy lưng trắng. Mở rộng diện tích trà lúa mùa cực sớm và mùa sớm để né tránh mưa bão, sâu bệnh cuối vụ và tạo điều kiện mở rộng diện tích vụ đông trên đất 2 vụ lúa.
- Về giao thông thuỷ lợi
Các đơn vị thôn chủ động nạo vét mương tưới, mương tiêu, kiểm tra tu bổ, nâng cấp thường xuyên hệ thống giao thông nội đồng đảm bảo nhu cầu đi lại sản xuất cho nhân dân.
Đối với các diện tích không chủ động được nước thì phải đắp bờ vùng, bờ thửa để giữ nước phục vụ sản xuất.
Tổ thủy nông nội đồng kiểm tra, sửa chữa, nạo vét kênh mương, đắp đập giữ nước ở những xứ đồng HTX, tổ thủy nông cung ứng nước nhằm đáp ứng kịp thời nguồn nước phục vụ sản xuất.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ nông nghiệp:
Tăng cường công tác quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn. Giao trách nhiệm cho Hội Nông dân chủ động đấu mối liên hệ làm tốt công tác cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV cho nhân dân.
- Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng cơ giới hóa trong khâu sản xuất.
Đây là giải pháp đột phá nhằm tranh thủ được thời vụ tốt nhất, nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất. Khuyến khích nhân dân áp dụng đưa mạ khay, cấy máy vào sản xuất.
- Phòng trừ sâu bệnh:
Công tác dự tính, dự báo kịp thời chính xác các loại sâu bệnh có nguy cơ phát sinh thành dịch.
Chỉ đạo hướng dẫn nhân dân chủ động phòng trừ kịp thời
Phòng trừ sâu bệnh là một trong những yếu tố quyết định năng suất, sản lượng. Trong điều kiện thời tiết vụ mùa diễn biến phức tạp cần bố trí cơ cấu giống và thực hiện đúng lịch thời vụ góp phần tăng năng suất, né tránh sâu bệnh cuối vụ.
3, Tổ chức chỉ đạo thực hiện
Ban chỉ đạo sản xuất xã phân công các thành viên phụ trách các thôn. Cán bộ chỉ đạo có nhiệm vụ đôn đốc các thôn thực hiện nghiêm túc phương án SX theo định hướng của UBND xã.
Trên cơ sở phương án sản xuất của xã, các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch gieo trồng cụ thể của thôn mình. Việc bố trí cơ cấu giống và thời vụ cần lưu ý tính tập chung, tính đặc thù của từng xứ đồng.
Công chức địa chính - nông nghiệp, cán bộ khuyến nông xã có trách nhiệm giúp đỡ các thôn trong việc xây dựng cơ cấu cây trồng, bố trí thời vụ, tham mưu làm tốt công tác chuyển giao KHKT. Thường xuyên kiểm tra thăm đồng nắm vững tình hình sâu bệnh, đề xuất biện pháp xử lý hiệu quả.
Tổ thủy nông nội đồng thực hiện dịch vụ đầy đủ kịp thời nước cho nhân dân sản xuất.
Hội nông dân xã thực hiện dịch vụ đầy đủ kịp thời các khoản giống, phân bón cho nông dân.
Để PA SX vụ thu mùa đạt kết quả thắng lợi, UBND xã đề nghị MTTQ và các đoàn thể chính trị quan tâm phối hợp chặt chẽ, coi việc thực hiện PA SX làm một trong những nhiệm vụ trọng tâm và có nghị quyết phấn đấu thực hiện, tích cực tuyên truyền các hội viên, đoàn viên của mình hăng hái tham gia vào SXNN.
Thông tin - Văn hóa xã Thuận Minh
