THÔNG BÁO Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn xã Thuận Minh
Thực hiện công văn số 2008 ngày 18 tháng 6 năm 2024 của Ủy ban nhân dân huyện Thọ Xuân về việcTăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
Theo thông tin từ Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn từ đầu năm đến ngày 07 tháng 6 năm 2024 cả nước có 7 ổ dịch cúm gia cầm A H5N1 tại 7 tỉnh, số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy 12 nghìn 424 con giảm 9,89% so với cùng kỳ năm 2023.
410 ổ dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại 40 tỉnh, thành phố với 17 nghìn 430 con lợn mắc bệnh, chết và bị tiêu hủy tăng 53,74% so với cùng kỳ năm 2023.
65 ổ dịch viêm da nổi cục tại 9 tỉnh, số trâu, bò mắc bệnh 354 con tăng 2,01% so với cùng năm 2023.
44 ổ dịch lở mồm long móng tại 13 tỉnh, thành phố số gia súc mắc bệnh là 1 nghìn 420 con tăng 118% so với cùng kỳ năm 2023.
Có 380 trường hợp chó, mèo nghi mắc bệnh, chết và tiêu hủy do bệnh dại đã được báo cáo tại 34 tỉnh Thành phố, đặc biệt cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận 42 người tử vong do bệnh dại tại 23 trên 63 tỉnh thành phố tăng 35% so với cùng kỳ năm 2023 (31ca).
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm đến nay đã xảy ra 3 ổ dịch bệnh dại tại huyện Thường Xuân và huyện Quan Hóa phải tiêu hủy 22 con chó.
Trong các tháng cuối năm, nguy cơ các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm bùng phát và lây lan trên địa bàn tỉnh là rất cao, đặc biệt là bệnh dịch tả lơn châu phi do: Các loại dịch bệnh động vật đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng trên cả nước; sau thời gian dịch bệnh được kiểm soát tốt, người chăn nuôi có tâm lý chủ quan trong phòng, chống dịch bệnh, chưa chú trọng đến phát triển chăn nuôi an toàn sinh học; kết quả tiêm phòng vác xin cho đàn gia súc, gia cầm vẫn chưa triệt để, chưa đồng đều ở các đơn vị, người dân tăng đàn, tái đàn trong các tháng cuối năm để phục vụ nhu cầu chó tết nguyên đán.
Để chủ động phòng, chống có hiệu quả các loại dịch bệnh động vật trong các tháng cuối năm 2024 trên địa bàn xã. Ủy ban nhân dân xã yêu cầu các đơn vị thôn, các hộ chăn nuôi tuyệt đối không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, đặc biệt là Dịch tả lơn châu phi, quan tâm chỉ đạo phòng chống, dịch bệnh động vật theo quy định của luật thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành luật, kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện, công điện, công văn của huyện. Trong đó tập trung chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau đây.
1. Tổ chức phân công lực: Lượng tăng cường giám sát dịch bệnh đến tận thôn,nhằm phát hiện sớm và xử lý ổ dịch trên đàn gia súc, gia cầm khi còn ở phạm vi hẹp không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng, xử lý nghiêm các trường hợp dấu dịch, chậm báo cáo dịch để lây lan dịch bệnh.
2. Tổ chức rà soát đàn vật nuôi: Tiêm phòng nhắc lại, tiêm phòng bổ sung đối với đàn vật nuôi mới phát sinh hoạc đã được tiêm vác xin nhưng đã hết, hoạc sắp hết thời gian sau miễn dịch, chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện tốt công tác tiêm phòng vác xin cho đàn gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2024 theo đúng kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện tại kế hoạch số 241 ngày 24 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân huyện về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm động vật, thủy sản và tiêm phòng gia súc, gia cầm trên địa bàn xã năm 2024.
3. Tăng cường công tác quản lý: Kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, tổ chức ngăn chặn và sử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép chủ động phối hợp với đội quản lý thị trường số 14 và các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, chế biến các sản phẩm không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y,phòng,chống dịch bệnh an toàn thực phẩm.
4. Đối với bệnh dịch tả lơn châu phi: Yêu cầu các đơn vị thôn, hộ chăn nuôi tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng tinh thần chỉ đạo của chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện theo công văn số 971 ngày 01 tháng 4 năm 2024 về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu phi trên địa bàn huyện để ngăn chặn dịch phát sinh, lây lan, đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững, bảo vệ thành quả chống dịch trên địa bàn.
5. Bố trí nguồn lực triển khai thực hiện: Công tác vệ sinh khử trùng, tiêu độc môi trường trên đia bàn nhất là các vùng trọng điểm, vùng nguy cơ cao, vùng ổ dịch cũ, chợ buôn bán, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm bằng hóa chất sát trùng, vôi bột để tiêu diệt các loại mầm bệnh.
6 Đài truyền thanh xã: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đối với chủ vật nuôi và cộng đồng về nguy cơ, tác hại của dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi như: Cúm gia cầm, Dịch tả lợn châu phi, lở mồm long móng, viêm da nổi cục, Dại
Tuyên truyền hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: Vệ sinh tiêu độc khử trùng, chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tiêm vác xin và lợi ích của việc tiêm vác xin đầy đủ để phòng các bệnh nguy hiểm cho đàn vật nuôi.
Đề nghị các đồng chí thành viên ban chỉ đạo, các đơn vị thôn nghiêm túc thực hiện thông báo trên
Nguồn tin: Lê Đình Tuấn
.
Tin cùng chuyên mục
-
THÔNG BÁO Về việc Tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị công nhận huyện Thọ Xuân đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023
06/02/2025 14:22:43 -
Thông báo về chương trình truyền hình trực tiếp vào lúc 20 giờ ngày 30/12/2024 của Đài truyền hình Thanh Hóa
30/12/2024 16:46:31 -
hướng dẫn tăng cường các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn
06/11/2024 14:56:24 -
Xã Thuận Minh tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2024
06/11/2024 14:56:24
THÔNG BÁO Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn xã Thuận Minh
Thực hiện công văn số 2008 ngày 18 tháng 6 năm 2024 của Ủy ban nhân dân huyện Thọ Xuân về việcTăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
Theo thông tin từ Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn từ đầu năm đến ngày 07 tháng 6 năm 2024 cả nước có 7 ổ dịch cúm gia cầm A H5N1 tại 7 tỉnh, số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy 12 nghìn 424 con giảm 9,89% so với cùng kỳ năm 2023.
410 ổ dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại 40 tỉnh, thành phố với 17 nghìn 430 con lợn mắc bệnh, chết và bị tiêu hủy tăng 53,74% so với cùng kỳ năm 2023.
65 ổ dịch viêm da nổi cục tại 9 tỉnh, số trâu, bò mắc bệnh 354 con tăng 2,01% so với cùng năm 2023.
44 ổ dịch lở mồm long móng tại 13 tỉnh, thành phố số gia súc mắc bệnh là 1 nghìn 420 con tăng 118% so với cùng kỳ năm 2023.
Có 380 trường hợp chó, mèo nghi mắc bệnh, chết và tiêu hủy do bệnh dại đã được báo cáo tại 34 tỉnh Thành phố, đặc biệt cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận 42 người tử vong do bệnh dại tại 23 trên 63 tỉnh thành phố tăng 35% so với cùng kỳ năm 2023 (31ca).
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm đến nay đã xảy ra 3 ổ dịch bệnh dại tại huyện Thường Xuân và huyện Quan Hóa phải tiêu hủy 22 con chó.
Trong các tháng cuối năm, nguy cơ các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm bùng phát và lây lan trên địa bàn tỉnh là rất cao, đặc biệt là bệnh dịch tả lơn châu phi do: Các loại dịch bệnh động vật đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng trên cả nước; sau thời gian dịch bệnh được kiểm soát tốt, người chăn nuôi có tâm lý chủ quan trong phòng, chống dịch bệnh, chưa chú trọng đến phát triển chăn nuôi an toàn sinh học; kết quả tiêm phòng vác xin cho đàn gia súc, gia cầm vẫn chưa triệt để, chưa đồng đều ở các đơn vị, người dân tăng đàn, tái đàn trong các tháng cuối năm để phục vụ nhu cầu chó tết nguyên đán.
Để chủ động phòng, chống có hiệu quả các loại dịch bệnh động vật trong các tháng cuối năm 2024 trên địa bàn xã. Ủy ban nhân dân xã yêu cầu các đơn vị thôn, các hộ chăn nuôi tuyệt đối không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, đặc biệt là Dịch tả lơn châu phi, quan tâm chỉ đạo phòng chống, dịch bệnh động vật theo quy định của luật thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành luật, kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện, công điện, công văn của huyện. Trong đó tập trung chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau đây.
1. Tổ chức phân công lực: Lượng tăng cường giám sát dịch bệnh đến tận thôn,nhằm phát hiện sớm và xử lý ổ dịch trên đàn gia súc, gia cầm khi còn ở phạm vi hẹp không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng, xử lý nghiêm các trường hợp dấu dịch, chậm báo cáo dịch để lây lan dịch bệnh.
2. Tổ chức rà soát đàn vật nuôi: Tiêm phòng nhắc lại, tiêm phòng bổ sung đối với đàn vật nuôi mới phát sinh hoạc đã được tiêm vác xin nhưng đã hết, hoạc sắp hết thời gian sau miễn dịch, chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện tốt công tác tiêm phòng vác xin cho đàn gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2024 theo đúng kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện tại kế hoạch số 241 ngày 24 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân huyện về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm động vật, thủy sản và tiêm phòng gia súc, gia cầm trên địa bàn xã năm 2024.
3. Tăng cường công tác quản lý: Kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, tổ chức ngăn chặn và sử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép chủ động phối hợp với đội quản lý thị trường số 14 và các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, chế biến các sản phẩm không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y,phòng,chống dịch bệnh an toàn thực phẩm.
4. Đối với bệnh dịch tả lơn châu phi: Yêu cầu các đơn vị thôn, hộ chăn nuôi tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng tinh thần chỉ đạo của chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện theo công văn số 971 ngày 01 tháng 4 năm 2024 về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu phi trên địa bàn huyện để ngăn chặn dịch phát sinh, lây lan, đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững, bảo vệ thành quả chống dịch trên địa bàn.
5. Bố trí nguồn lực triển khai thực hiện: Công tác vệ sinh khử trùng, tiêu độc môi trường trên đia bàn nhất là các vùng trọng điểm, vùng nguy cơ cao, vùng ổ dịch cũ, chợ buôn bán, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm bằng hóa chất sát trùng, vôi bột để tiêu diệt các loại mầm bệnh.
6 Đài truyền thanh xã: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đối với chủ vật nuôi và cộng đồng về nguy cơ, tác hại của dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi như: Cúm gia cầm, Dịch tả lợn châu phi, lở mồm long móng, viêm da nổi cục, Dại
Tuyên truyền hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: Vệ sinh tiêu độc khử trùng, chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tiêm vác xin và lợi ích của việc tiêm vác xin đầy đủ để phòng các bệnh nguy hiểm cho đàn vật nuôi.
Đề nghị các đồng chí thành viên ban chỉ đạo, các đơn vị thôn nghiêm túc thực hiện thông báo trên
Nguồn tin: Lê Đình Tuấn
.
